- NGÀY VIẾT 02/01/2020
- THỂ LOẠI Cảnh đẹp Điểm đến
- #TAGS Tags: cây đa sơn trà, chùa linh ứng, đà nẵng, đỉnh bàn cờ, sơn trà
Sơn Trà – Thả ga hóng mát
Sơn Trà – Thả ga hóng mát – Quả thực, những ngày nóng rát vừa rồi đã khiến cho nhiều người muốn cười cũng khó, chưa kể thò chân ra đường vài cm cũng còn thấy ngại. Sợ hãi nhất, là thời tiết sắp tới nếu không lên cao thì cũng xào tỏi ở mức oi ả. “Lá chẳng thấy rung, cây chẳng thấy lay” sẽ còn khiến cho các bậc phụ huynh chìm mình giữa nắng nóng, ngóng chờ con em tham gia kỳ thi đại học.
Sàng lọc những nơi để tránh nóng lý tưởng thì có lẽ theo Tour du lịch Đà Nẵng nghĩ rằng bán đảo Sơn Trà là nơi phù hợp với bối cảnh hiện tại. Một mặt có thể lấy lại sức sống chống lại cái nóng, một mặt có thể đưa con em mình đi giải lao thư giãn sau những tháng ngày luyện thi cật lực.
Tiếp sức cho chuyến đi, chúng tôi sẽ chỉ khái quát những nơi cần đến, miêu tả sơ qua những điểm độc lạ, để các bạn có cái nhìn tổng quan khi tới đó. Còn với những bước chân đã từng tới đây thì sẽ là một cuốn nhật ký hồi tưởng những gì mà bạn đã trải qua.
Chuyến xe bon bon từ khắp phương xa tiến về bán đảo Sơn Trà, cách Đà Nẵng chừng 10 km theo hướng Đông Bắc. Rắc cho mình một giải đặc biệt “60-13-05-02” tương ứng với “Diện tích – chiều rộng – chiều dài và nơi hẹp nhất – cùng đơn vị tính là km”. Một nơi được coi là thỏi son ngọt ngào khi mặt ngoài hướng ra biển, còn mặt trong nối với đất liền thông qua cây cầu Thuận Phước. Là cây cầu treo đẹp nhất ở Đà Nẵng cùng sắc màu ấn tượng “Sáng trắng – chiều nâu – tối bảy màu tùy hứng”.
Sừng sững hiên ngang, những con đường chào đón quý khách, việc lựa chọn con đường nào là tùy vào các bạn. Bởi mỗi con đường khác nhau nó sẽ dẫn tới những bãi tắm khác nhau như “Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng, T20”. Bao quanh bán đảo như một chiếc thắt lưng giữ bụng, là chuỗi các khu nghỉ dưỡng, spa cao cấp.
Trước tiên, chúng ta hãy cố tình vấp ngã để cảm nhận dải cát trắng mịn màng thế nào. Sau đó, hít một hơi dài để tâm hồn thoải mái cùng với gió biển, rồi tiến dần xuống nước. “Thật đẹp – khá trong – sóng cũng vừa phải”, là những âm thanh phát ra từ môi, nhưng khổ một lỗi “Nước ngoài xa xanh hơn, long lanh thấy tận đáy, say đắm ngắm san hô”. Tuy là những bãi tắm sạch đẹp nhưng các bãi biển này vẫn còn hoang sơ, nên sẽ có bãi đông bãi vắng.
Lắng nghe những tiếng âm thanh trong lành, chúng ta sẽ bị tha hóa bởi những câu truyện truyền thuyết của đảo. Xưa kia, bán đảo được hình thành từ 3 ngọn núi nhô cao, tạo nên ba địa điểm đặc biệt “Con Nghê nằm ở Đông Nam, nhìn sang Tây núi khui ra Mỏ Diều, còn riêng hướng Bắc do địa hình núi dài nên gọi là Cổ Ngựa”. Theo dòng chảy đưa đẩy của thời gian khiến ba khu vực bị xói mòn, rạng nứt hình thành các bãi đá cuội hiện nay “Bãi Rạng – Bãi Đa – Bãi Bụt”. Là nơi chút ra những điều phiền toái để đón nhận những cái mới mẻ, gió nhè nhẹ, sóng dạt dào, nước dâng cao khiến tâm hồn xao xuyến “Ôi, mát quá !”. Nấn ná thêm chút nữa, theo quan niệm của giới tự nhiên tâm linh thì các bãi đá này chính là kết quả trong quá trình giao thoa tự nhiên, mang trong mình những tinh hoa trời đất.
Nếu phía trước là biển cả bao la thì đằng sau lại là một hệ thống núi cao đồ sộ che nóng chắn bão “Núi Sơn Trà”. Với độ cao khoảng 670m so với mặt nước biển, bên trong chứa đựng những quần thể di tích độc đáo, là nơi sống của nhiều loại thực vật động vật, đặc biệt phải nói tới loài khỉ, nhiều đến nỗi người ta còn gọi đây là Núi Khỉ.
Du hí leo núi với nhiều kiểu cách, người ta có thể tay xách nách mang hay lựa chọn những kiểu dáng từ các xe chuyên trở. Nhưng dù bằng cách nào đi chăng nữa thì điểm đầu tiên chúng ta nán lại là Chùa Linh Ứng – Sơn Trà. An tọa tại lưng chừng núi, có hình dáng là một Thiên Quy hướng ra biển cả, lưng tựa núi cao, bao quanh là những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Được xem là một công trình kiến trúc in đậm dấu ấn cho sự phát triển của nền Phật giáo Việt nam, nơi hội tụ những tinh hoa của trời đất.
Theo truyền thuyết xa xưa “Bán đảo Sơn Trà là nơi giao hòa giữa biển cả và núi sông trong khoảng không gian trầm lặng, bỗng nhiên có một ngày ngư dân phát hiện thấy một pho tượng Phật không biết từ đâu trôi dạt vào bờ, cho đó là điềm lành nên họ đã lập am thờ tự. Hình dáng của tượng chính là Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, hạ thế nhân gian giúp lấy chúng sinh vượt vòng trầm luân, cũng kể từ đó cuộc sống của người dân trên đảo được yên ấm thoát khỏi những cơn sóng dữ, bão to mỗi lần ra khơi đánh cá. Bãi cát nơi pho tượng dạt vào chính là bãi Bụt”.
Sừng sững trên một khu đất rộng đến 20 ha với nhiều bậc thang cao vút, trong chùa được chia thành nhiều gian là những nơi thờ cúng linh thiêng, ở từng khuôn viên còn được lắp đặt các pho tượng La Hán khiến ngôi chùa không chỉ giữ được những kiểu kiến trúc truyền thống mà còn mang những phong cách hiện đại.
Tiến vào đại môn người ta sẽ thấy những câu thơ đậm chất thành ý “Linh Ứng sở cầu như ý nguyện, Sơn Trà bãi Bụt Phật hiển linh”. Bên trong là những gian phòng được thiết kế với nhiều họa tiết tinh xảo “Mái ngói uốn cong hình Rồng vượt mây”, nếu đến đây người ta còn cảm nhận được sự thanh tịnh, hòa mình vào không gian cùng những bản nhạc đậm sắc Phật giáo nhẹ nhàng thanh tao, bao chùm các cảm xúc của cuộc sống “Hỉ, nộ, ái, ố”.
Là một chỗ có vị thế đắc đạo, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng pho tượng Phật Bà cao tới 67m, tay bên bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình cam lộ, như tưới lên khu vực những giọt nước bình an. Được đặt ở một không gian rộng lớn, nên người ta có thể chiêm ngưỡng bức tượng Phật Bà dưới nhiều góc độ khác nhau, cùng lòng thành kính “Chúng con đã tới nơi này, hai tay khấn lạy ngày ngày ấm yên”.
Nếu nói đến duyên thì chúng ta hãy nhanh chân tiến dần lên đỉnh, nơi có Bàn Cờ Tiên gắn liền địa danh. Theo ngữ cảnh của người xưa truyền lại “Khi trời đất rừng núi vẫn còn hoang sơ, các vị Tiên thường du thuyền trên mây xuống đây để đàm đạo. Một nơi tao nhã cùng ca hát, nhảy múa, còn có những Tiên Ông lập bàn đấu trí, trong cuộc tỉ thí với nhiều bước đi kỳ dị nên đã có vị Tiên – Âm Hay phát ra từ mồm nhưng một tay lại đập mạnh xuống dưới – khiến cho bàn cờ bị lún sâu một góc”.
Nếu đã lóc cóc leo tới tận đây thì cũng đáng để giãi bày tâm sự, ngắm nhìn cảnh vật từ trên cao, thì thào nói chuyện cùng với gió, nếu ngó sang vài nơi chúng ta còn nghe thấy cả tiếng lá rơi nước đổ. Nơi đó là những chỗ có Thác nước chảy từ trên cao, ào ào xuống vùng trũng rồi thoát dần ra biển, hình thành nên những sự kiện tự nhiên. Đặc biệt, dòng nước chảy từ đây còn là nguồn cấp nước sinh hoạt cho cả khu vực.
Với sức lực còn tràn trề, chúng ta hãy lê bước tới khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà cách đấy không xa, để tận hưởng những cây Đa cao lớn tỏa bóng khắp vùng. Điển hình trong vùng còn có một cây đại thụ với thân dài 10m, gồm 26 dễ đâm sâu từ trên xuống dưới. Không biết độ tuổi chính xác bao nhiêu nhưng người ta vẫn gọi cây Đa này là “Bách niên đại thụ”, nơi cư ngụ của nhiều loài chim muông.
Khi chiều dần buông xuống, Lỗi hậm hực nóng bức tuy đã không còn, nhưng các món ngon ở đây vẫn đang chờ đón. Xung quanh những món đặc trưng vùng biển người ta còn được thưởng thức Rau rừng dân dã, la đà nhâm nhi rượu Dừa Sơn Trà. Có thể nói bán đảo này là nơi khơi dậy nhiều điều hứng thú mà Tour du lịch Đà Nẵng muốn quý khách tạm xa cái nắng.